Nghi lễ vòng đời trong Văn hoá Hàn Quốc

Trang chủ / Văn hóa Hàn Quốc / Nghi lễ vòng đời trong Văn hoá Hàn Quốc

Tác giả : | Cập nhật lần cuối : 23-10-2024 | 656 lượt xem

Nghi lễ vòng đời là thành tố quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa của người Hàn Quốc. Các giá trị văn hóa trong nghi lễ vòng đời phản ánh quan hệ đa chiều của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; đồng thời phản ánh trí tuệ, kinh nghiệm, sức sống, sức sáng tạo của con người Hàn Quốc trong tiến trình lịch sử.

 

Những Nghi Lễ Trong Vòng Đời Người Hàn Quốc

 

Nghi lễ vòng đời là những nghi lễ được tiến hành trong cuộc đời của con người, từ khi sinh ra đến khi qua đời. Nghi lễ vòng đời của người Hàn Quốc có bốn mốc chính: Quan (Lễ trưởng thành) – Hôn (Lễ kết hôn) – Tang (Đám tang) – Tế (Đám giỗ). Ngoài ra còn có các nghi lễ khác đan xen đánh dấu từng cột mốc của đời người:

금줄 (keum chul – dây rơm):

Khi một đứa trẻ được sinh ra, người ta sẽ làm một dây bện bằng rơm hoặc vỏ cây treo trước cổng nhà. Nếu là bé trai thì sẽ cột than củi và quả ớt trên sợi dây; nếu là bé gái thì sẽ cột than củi và những nhúm lá thông. Hành động này vừa mang ý nghĩa chúc mừng về sự ra đời của một đứa bé; vừa thông báo trong vòng 21 ngày kế tiếp chỉ có người nhà của sản phụ mới được ra vào nhà, không tiếp khách; đồng thời vòng dây còn có tác dụng ngăn ngừa ma quỷ và những thứ xấu xa có thể xâm nhập vào nhà làm hại đứa bé.

백일 (baekil): có nghĩa là 100 ngày tính từ ngày đứa bè được sinh ra. Gia dình sẽ bày mâm cúng thần Samshin và làm một buổi lễ để chúc mừng cho đứa bé được khỏe mạnh. Bánh gao tteok (떡) màu trắng hoặc đỏ được bày lên bàn tiệc. Mỗi màu bánh có ý nghĩa riêng.

(tol – thôi nôi): cũng như ở Việt Nam, người Hàn Quốc cũng coi sinh nhật lần thư nhất của các em bé là một cột mốc quan trọng trong đời người.

Lễ trưởng thành

Ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ ba trong tháng 5. Ngày lễ này đánh dấu cột mốc những thanh niên 20 tuổi chính thức được xem là người trưởng thành. Lễ trưởng thành bao gồm: 관례 (kwallye) cho nam và 계례 (kyerye) cho nữ. Các nam thanh nữ tú đọc lời thề, sau đó cúi lạy các vị khách, uống ly rượu đầu tiên và chính thức trở thành người lớn. Vào buổi lễ, họ cũng đến thăm các đền thờ để báo với trời đất về việc trở thành một thanh niên có trách nhiệm trong xã hội.

 

Lễ trưởng thành ở Hàn Quốc : Tìm hiểu về Hàn Quốc

 

Lễ kết hôn (결혼식 – kyeol hon shik )

Thời Choson, người Hàn Quốc kết hôn từ rất sớm. Độ tuổi kết hôn thường là từ 12- 15 đối với nữ giới và 14 đối với nam giới. Vì kết hôn sớm nên đôi bên thường không có thời gian tìm hiểu về nhau mà phải thông qua mai mối hay lệnh của cha mẹ. Lễ cưới thời Choson có tên là đại lễ (대례 – taerye), được tiến hành theo 8 bước gồm: Xem tuổi – Nhà trai coi ngày rồi gửi thư cho nhà gái – Nhà gái gửi thư trả lời nếu đồng ý – Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái – Sau đính hôn người nhà hai họ sẽ đến từ đường bày lễ kosa để xin phép tổ chức lễ cưới – Vào ngày cưới, chú rể đến nhà cô dâu trình sính lễ và hành lễ trong 3 ngày – Lễ  cô dâu ra mắt bố mẹ chồng và hồi đáp của hồi môn – Chú rể rước cô dâu về nhà chồng và làm lễ hợp phòng.

 

Đặc điểm đám cưới của người dân Hàn Quốc | Korea.info.vn - Cổng thông tin Hàn Quốc

 

+ Tuy nhiên, ngày nay, những nghi lễ trong đám cưới truyền thống đã bị giản lược bớt. Nghi thức lễ cưới cũng diễn ra đơn giản bằng việc trao lời thề của đôi nam nữ dưới sự chứng giám của người chủ hôn và quan khách. Chiếc áo sorie trắng thay cho chiếc áo hanbok truyền thống.

+ Việc kết hôn qua mai mối vẫn còn tồn tại, nhất là trong xã hội công nghiệp hiện đại, thời gian dành cho yêu đương hẹn hò dần trở nên xa xỉ. Các cặp đôi thường đến với nhau bằng hai cách: mối quan hệ yêu đương lành mạnh và đặt cảm xúc của con người lên hàng đầu hoặc thông qua mai mốt, đi xem mắt.

환갑 (hwangap – hoàn giáp) là sinh nhật lần thứ 60 của một người. Người ta cho rằng tuổi thọ bình quân rất ngắn nên dù chỉ sống đến khi hoàn giáp cũng là phúc lớn.

 

Tang lễ (장례식 – janglye)

Trước đây, tang chủ mặc đồ tang trắng bằng chất vải thô xơ chà xát vào da mang ý nghĩa đau thương khi gia đình có người mất. Họ sẽ khóc từ nhà, trong quá trình đưa tiễn người mất ra đồng và tới lúc nghi lễ chôn cất kết thúc. Nhưng về sau, tỏng xã hội hiện đại, mọi người dần chuyển qua tổ chức lễ tang ở nhà tang lễ, gia chủ nam giới mặc vest đen, nữ giới mặc hanbok cài hoa trắng lên đầu (có phần ảnh hưởng bởi văn hoá phương tây).

Phong tục tang lễ của người Hàn Quốc như thế nào?

 

Khi viếng tang người Hàn thường mặc trang phục màu đen và gửi tiền phúng viếng để an ủi gia dình của người đã khuất. Tiền phúng viếng được đặt trong một cái bao thư màu trắng. Ở nơi gửi tiền này còn có danh sách viếng tang để người khác ghi tên mình vào. Một số lưu ý khi đi viếng đám tang ở Hàn Quốc:

+ Mặc trang phục màu đen để đi viếng tang (trước đây, gia chủ mặc vải xô trắng

+ Gửi tiền phúng viếng ở lối vào của tang lễ rồi cởi giày mới bước vào nơi tổ chức tang lễ.

+ Đứng trước linh ảnh để thắp hương rồi cắm vào bát hương hay là cắm hoa cúc trắng (được chuẩn bị sẵn ở lối vào) vào ban thờ.

+ Hướng về linh ảnh mà bái lạy, nếu là nam thì 2 lạy, nữ thì 4 lạy. Người theo cơ đốc giáo thì không lạy mà hướng về linh ảnh rồi cầu nguyện.

+ Bái lạy và thăm hỏi với tang chủ. Câu chia buồn người Hàn Quốc thường nói là “Cầu cho linh hồn người quá cố được yên nghỉ (삼가 고인의 명복을 빕니다 – samka koine myeongbokul bimnida).

Đám giỗ (제사 – jaesa)

Là nghi lễ tưởng nhớ người đã mất, thường được tiến hành sau 1 năm kể từ ngày mất. Ngày trước, người ta thường làm thức ăn ngon, bày mâm cúng từ 1 đến 2 giờ sáng. Người con trai trưởng sẽ đứng ra đại diện làm lễ cúng. Tuy nhiên việc chuẩn bị thức ăn và cúng trong đêm rất vất vả nên ngày nay người Hàn có xu hướng cúng từ lúc sáng sớm. Việc cúng giỗ đúng ngày đã mất sẽ kéo dài đến đời thứ năm, sau đó sẽ chỉ được cúng vào ngày Chusok (추석 – tết trung thu) hay một ngày đẹp đã được chọn cùng với nhiều đời tổ tiên trước đó. Thức ăn sau khi cúng không bỏ đi mà mọi người sẽ chia nhau cùng ăn rồi cùng nhau đi viếng mộ người đã mất.

Seollal – Tìm hiểu về phong tục Tết truyền thống ở Hàn Quốc

 

Căn cứ vào hình thức và đối tượng được thờ cúng của người Hàn, có thể chia làm ba hình thức thờ cúng tổ tiên cơ bản sau:

+ 기제/kije (Là lễ giỗ tổ tiên – lễ tưởng những người mới mất. Theo lệ cũ, nghi lễ này được thực hiện theo quy cách truyền thống, nghĩa là thực hiện vào nửa đêm trước ngày mất).

+ 차례/charye (là nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên ở bốn thế hệ gần nhất, nghĩa là từ đời thứ tư trở lại đến ông bà bố mẹ. Từ đời thứ năm được cúng tế tại mộ hàng năm.

+ 시제/sije (lễ tổ tiên từ 5 đời về trước, làm một lần trong năm).

Mọi thông tin chi tiết về du học và việc làm Hàn Quốc, xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VĂN HOÁ VÀ TƯ VẤN DU HỌC C-KOREA

 

Chia sẻ

    TIN TỨC MỚI NHẤT

    Bài viết liên quan

    Thời đại 3 triệu người nước ngoài cư trú… Sẽ nâng cao khả năng tiếp cận tài chính

    Số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc vượt 2,6 triệu người vào năm ngoái. Dự báo đến năm 2030 sẽ vượt mốc…

    Chi tiết

    Phật giáo ở Hàn Quốc – Nền tảng tâm linh và văn hóa đặc sắc

    Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng sâu sắc tại Hàn Quốc, đã đồng hành cùng lịch sử và…

    Chi tiết

    Tín ngưỡng Shaman và thế giới tâm linh của Hàn Quốc

    Tín ngưỡng Shaman là một trong những tín ngưỡng bản địa lâu đời nhất của Hàn Quốc. Nó không chỉ góp phần hình thành thế…

    Chi tiết